ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”
Bạn đang xem: Công thức bảo toàn khối lượng
Giả sử có phản ứng giữa A + B tạo ra C + D có công thức khối lượng được viết như sau:
mA + mB = mC + mD
VD: Bari clorua + natri sunphat bari sunphat + natri clorua. Có công thức khối lượng là:
mbari clorua + mnatri sunphat = mbari sunphat + mnatri clorua
2. Áp dụng: trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
II. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1.
a. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng
b. Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra, khối lượng các chất được bảo toàn?
Bài 2. Trong phản ứng hóa học: bari clorua + natri sunphat tạo ra bari sunphat + natri clorua. Cho biết khối lượng của natri sunphat Na2SO4 là 14,2 gam, khối lượng của bari sunphat BaSO4 và natri clorua NaCl lần lượt là: 23,3 g và 11,7 g.
Hãy tính khối lượng của bari clorua BaCl2 đã phản ứng
Bài 3. Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 g hỗn hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với oxi O2 trong không khí.
a. Viết phản ứng hóa học trên.
b. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
c. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.
Xem thêm : ✅ Các bài thơ về công thức vật lý ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐
Bài 4. Đốt cháy m(g) cacbon cần 16 g oxi thì thu được 22 gam khí cacbonic. Tính m
Bài 5. Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh S trong không khí thu được 6,4 g lưu huỳnh đioxit. Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.
Bài 6. Đốt cháy m g kim loại magie Mg trong không khí thu được 8g hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng khối lượng magie Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (không khí) tham gia phản ứng.
a. Viết phản ứng hóa học.
Bài 7. Đá đôlomit (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi nung nóng đá này tạo ra 2 oxit là canxi oxit CaO và magie oxit MgO và thu được khí cacbon đioxit.
a. Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá đolomit.
b. Nếu nung đá đôlomit, sau phản ứng thu được 88 kg khí cacbon đioxit và 104 kg hai oxit các loại thì phải dùng khối lượng đá đôlomit là:
A. 150kg B. 16kg C. 192kg D. Kết quả khác.
Bài 8. Hãy giải thích vì sao khi nung thanh sắt thì thấy khối lượng
Nguồn: https://vatlytuoitre.com
Danh mục: Định luật